Vòng quanh thế giới

Những người phụ nữ góp phần định hình tương lai ngành khách sạn

Từ Zimbabwe đến Hawaii, họ đã tiên phong trong việc tạo ra những thiết kế khách sạn đẹp và thân thiện với môi trường.

Đối với Andrea Kleinloog, chuyên gia nội thất và đồng sáng lập Hesse Kleinloog Studio ở Nam Phi, việc thiết kế một khách sạn bền vững bắt đầu từ chính địa điểm xây dựng. Tại khách sạn Molori Mashuma ở Zimbabwe, du khách có thể thấy các bức tường được làm bằng tranh và tấm ốp dệt; sàn được làm bằng các loại gỗ địa phương; và đệm ghế sofa được làm từ vải thải và thêu thành đệm dưới dạng sản phẩm cộng đồng ở Nam Phi. Theo quan điểm của Kleinloog, tính bền vững đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, thay đổi linh hoạt theo địa điểm và “Không có giải pháp chung chung.”

Andrea Kleinloog và Megan Hesse (trái); bồn tắm với góc nhìn về thảo nguyên ở khách sạn Molori Mashuma, Zimbabwe (phải)

Kleinloog và đối tác kinh doanh của cô, Megan Hesse, là hai thành viên trong một nhóm nhà thiết kế nữ, bao gồm những người hiện đang đi tiên phong trong xác định ý nghĩa của sự bền vững trong thiết kế khách sạn. Điều này bao gồm việc ưu tiên sử dụng vật liệu tái chế, chú trọng người dân và tài nguyên địa phương, và giảm thiểu đến mức tối đa tác động tới môi trường. Họ là những “người thừa kế” xuất thân từ những ông lớn trong ngành—Kit Kemp, Kelly Wearstler và Alexandra Champalimaud—những người đã mang lại sự mới mẻ và cảm hứng cho thiết kế khách sạn trong vài thập kỷ qua.

Một nhân tố khác của xu hướng mới này là Nicole Hollis, người đứng sau Khu nghỉ dưỡng Kona Village, một khu lưu trú 150 phòng chạy dọc Bờ biển Kona rợp bóng cọ trên Đảo Lớn, Hawaii. Là khách sạn đầu tiên ở Hawaii nhận được Chứng nhận LEED v4 Gold, khách sạn này có các phòng riêng biệt được gọi là “hale” với tường ốp gỗ, chao đèn bằng sợi tự nhiên, và những chiếc bàn được chạm khắc tinh xảo. Lối thiết kế thân thiện với môi trường đã trở thành ưu tiên hàng đầu cho Hollis, đặc biệt trong bối cảnh kỳ vọng của khách hàng về vấn đề môi trường ngày càng được nâng cao. Hollis cho biết: “Khách hàng đang yêu cầu chúng tôi có trách nhiệm trong duy trì tính bền vững và bảo vệ môi trường”, và studio của cô “luôn cố gắng tìm ra những phương thức sản xuất bền vững nhất—yêu cầu ít bao bì hơn và sử dụng các loại sợi tự nhiên như đay, bông và vải lanh. ”

 

Một phòng ở “kauhale” hai phòng ngủ tại khu nghỉ dưỡng Kona Village, Hawaii.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đối với nhiều nhà thiết kế khác, sự tích hợp mang tính hữu cơ với môi trường xung quanh là chìa khóa. Kiến trúc sư người Mexico Frida Escobedo, một người thường làm mờ ranh giới giữa nghệ thuật và kiến trúc, gần đây đã hoàn thành Boca de Agua – một khách sạn 26 phòng nằm trên mặt hồ trong suốt ở Bacalar, Mexico. Việc xây dựng khách sạn ở khu vực dễ bị tổn thương này đã thôi thúc cô tìm nguồn cảm hứng từ kiến trúc địa phương. Cô nói: “Chúng tôi muốn tập trung lấy cảm hứng từ môi trường, qua đó tạo ra nơi mà mỗi không gian có tiếng nói riêng, và du khách có thể cảm nhận câu chuyện của chúng dần dần theo thời gian”. Đối với khách sạn Nobis Hotel Palma 37 phòng ở Mallorca, kiến trúc sư người Thụy Điển Helena Toresson, cùng với các nghệ nhân địa phương như nghệ nhân gốm sứ Miquel Segura, Paco Romero, và nghệ sĩ dệt may Leela Romero, đã “hồi sinh” một cung điện Hồi giáo thế kỷ 12. Trong khi đó, Anomien Smith, giám đốc sáng tạo tại Luxury Frontiers ở Johannesburg, đã sáng tạo ra những chiếc lều vải ít tác động tới môi trường và có thể tháo rời, các sản phẩm này đã được sử dụng phổ biến trong các khu cắm trại và còn được xuất khẩu đi khắp thế giới. Smith là bằng chứng cho thấy những điều những người phụ nữ như họ làm có thể trở thành nguồn cảm hứng trong thiết kế cho các khách sạn khác, trong các khu vực được bảo vệ và hơn thế nữa.

Kiến trúc sư người Thụy Điển Helena Toresson (trái); khách sạn Nobis Hotel Palma được khôi phục lại bên trong một cung điện Hồi Giáo cũ (phải).

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button